Synchronous vs Asynchronous

Synchronous có nghĩa là xử lý đồng bộ, chương trình sẽ chạy theo từng bước và chỉ khi nào bước 1 thực hiện xong thì mới nhảy sang bước 2, khi nào chương trình này chạy xong mới nhảy qua chương trình khác. Đây là nguyên tắc cơ bản trong lập trình mà bạn đã được học đó là khi biên dịch các đoạn mã thì trình biên dịch sẽ biên dịch theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải và chỉ khi nào biên dịch xong dòng thứ nhất mới nhảy sang dòng thứ hai, điều này sẽ sinh ra một trạng thái ta hay gọi là trạng thái chờ. Ví dụ trong quy trình sản xuất dây chuyền công nghiệp được coi là một hệ thống xử lý đồng bộ.

Synchronous là gì

Lợi ích của Synchronous
Chương trình sẽ chạy theo đúng thứ tự và có nguyên tắc nên sẽ không mắc phải các lỗi về tiến trình không cần thiết. Không chỉ trong lập trình mà trong thực tế cũng vậy, một công ty đưa ra quy trình đồng bộ sẽ đảm bảo được chất lượng của sản phẩm, nếu bị lỗi thì sẽ biết ngay là lỗi tại quy trình nào và từ đó sẽ dễ dàng khắc phục.
Cũng như khi cần debug sẽ thuận tiện và đảm bảo logic xuyên suốt.

Bất cập của Synchronous
Chương trình chạy theo thứ tự đồng bộ nên sẽ sinh ra trạng thái chờ và là không cần thiết trong một số trường hợp, lúc này bộ nhớ sẽ dễ bị tràn vì phải lưu trữ các trạng thái chờ không cần thiết.

Ngược lại với Synchronous thì Asynchronous là xử lý bất đồng bộ, nghĩa là chương trình có thể nhảy đi bỏ qua một bước nào đó, vì vậy Asynchronous được ví như một chương trình hoạt động không chặt chẽ và không có quy trình nên việc quản lý rất khó khăn. Nếu một hàm A phải bắt buộc chạy trước hàm B thì với Asynchronous sẽ không thể đảm bảo nguyên tắc này luôn đúng.

Asynchronous là gì

Leave a Reply

Please log in using one of these methods to post your comment:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Up ↑

%d bloggers like this: